Bị bỏng ở mức độ nào thì cần đến bệnh viện để điều trị
Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, khiến vùng da bị tổn thương. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, vết bỏng có thể bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo vĩnh viễn. Vậy bị bỏng ở mức độ như thế nào thì cần đến bệnh viện để điều trị?
Bỏng là các tổn thương trên bề mặt da của cơ thể nông và sâu gây hư hại và làm biến đổi các cấu trúc của da. Tổn thương của bỏng có thể dẫn đến các biến chứng và các vần đề như nhiễm trùng, sẹo và co thắt.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bỏng:
- Bỏng nhiệt: khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt ở bên ngoài như lửa, chất lỏng nóng, vật thể rắn nóng hoặc hơi nước.
- Bỏng bức xạ: khi tiếp xúc kéo dài với bức xạ cực tím mặt trời, tia X hoặc bức xạ phi năng lượng mặt trời khác
- Bỏng hóa chất: có thể là axit mạnh, kiềm mạnh, phenol, cresols, khí mù tạc, phốt pho, xăng…
- Bỏng điện: điện giật, sét đánh…
Bỏng được chia thành 3 cấp độ gồm bỏng cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Trong đó:
* Bỏng cấp độ 1 là bỏng bề mặt chỉ giới hạn ở lớp biểu bì, thường bị bỏng do tiếp xúc với vật nóng trong nhà bếp, máy uốn tóc, cháy nắng. Da sẽ bị sưng nhẹ, đỏ, hơi rát. Khi bị bỏng ở cấp độ 1 có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm lạnh, thoa thuốc trị bỏng hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn. Trong trường hợp vết bỏng lớn và gây đau rát quá mức cần nên đến bác sĩ kiểm tra thay vì tự điều trị.
* Bỏng cấp độ 2 là bỏng dày một phần, da bị tổn thương ở lớp thượng bì và một phần trung bì. Lúc này da sẽ bị phổng rộp, trên bề mặt xuất hiện nhiều mụn nước và sẽ mất ít nhất 3 tuần để lành. Trong trường hợp bị phổng rộp nghiêm trọng thì sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn.
* Bỏng cấp độ 3 có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi tổn thương đến lớp hạ bì, lớp mỡ bên dưới da và có thể để lại sẹo. Ở mức độ này vết bỏng gây tổn thương đến cả các dây thần kinh gây ảnh hưởng đến cảm nhận đau của người bị bỏng.
Trong trường hợp vết bỏng xuất hiện những dấu hiệu như xung quanh vết bỏng bị đổi màu, tổn thương sâu vào da, chảy mủ xanh lục hoặc sốt thì vết bỏng đó đang bị nhiễm trùng và cần đến bệnh viện để điều trị gấp.
Bên cạnh đó, khi nạn nhân có những dấu hiệu mất nước gồm khát nước, chóng mặt, suy nhược và đi tiểu ít cũng nên liên hệ với bác sĩ vì trong các trường hợp này vết bỏng thường nghiêm trọng và xu hướng lan rộng trên da.
Nếu đã đến bệnh viện để điều trị vết bỏng sau khi trở về nhà cũng cần kiểm tra vết bỏng thường xuyên. Trong trường hợp vết bỏng có dấu hiệu sưng tấy, chảy dịch màu xanh, có mùi hôi, ngày càng đau khi chạm vào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Có thế thấy, dù bị bỏng ở mức độ nào nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng đều cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều trị, tránh trường hợp vết bỏng bị nhiễm trùng lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Địa chỉ: 236A Lê Duẩn, Phường Trà Bá, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Email: info@bvhvgl.com
Số giấy phép: 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền Thông Tỉnh Gia Lai cấp ngày 29/11/2023.
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Gia Phú. Hotline: 1800 8015
Thứ 2 - Chủ nhật
Sáng: 7h00 - 11h30
Chiều: 13h00 - 16h30
Khám bệnh tất cả các ngày trong tuần
(Cả ngày nghỉ và Lễ, Tết)
Cấp cứu 24/24: 0914.555.115
Tổng đài CSKH: 1800.8015