BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH HÌNH SỞI HIỆN NAY
Theo thống kê của Bộ Y tế từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong đó, số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%). Vậy vì sao bệnh sởi có nguy cơ tiếp tục gia tăng và phòng ngừa bệnh sởi như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Vì sao bệnh sởi có nguy cơ tiếp tục gia tăng
Thứ nhất, bệnh sởi có khả năng lây truyền cao, trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12 - 18 người khác và chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền trong cộng đồng khi miễn dịch bảo vệ đặc hiệu cần đạt ít nhất 95%. Các trường hợp chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ tích lũy qua nhiều năm tạo khoảng trống miễn dịch làm giảm khả năng bảo vệ trước nguy cơ lây lan. Bên cạnh đó, việc ghi nhận các trường hợp mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm chủng (khoảng hơn 20% trẻ dưới 9 tháng tuổi) làm tăng thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thứ hai, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi thấp, miễn dịch trong cộng đồng không đạt mức để có thể ngăn ngừa dịch bệnh.
Thứ ba, một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, không đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Hiện tượng “chống” vắc xin (anti vắc xin) đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng, nhất là ở các đô thị lớn.
Cách phòng ngừa bệnh sởi
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống bệnh, tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện nay, Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đang triển khai các loại vắc xin phòng bệnh sởi, cụ thể:
• Vắc xin Sởi (Mvvac) của Việt Nam: Tiêm cho trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi.
• Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (Priorix) của Bỉ: Tiêm cho cả người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.
Theo thông tin của Bộ Y tế, trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm mũi vắc xin đầu tiên, nhắc lại mũi thứ hai ở 15 - 18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ từ 4 - 6 tuổi. Đối với những trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong khu vực dịch, có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổi.
Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.
Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiện mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Địa chỉ: 236A Lê Duẩn, Phường Trà Bá, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Email: info@bvhvgl.com
Số giấy phép: 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền Thông Tỉnh Gia Lai cấp ngày 29/11/2023.
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Gia Phú. Hotline: 1800 8015
Thứ 2 - Chủ nhật
Sáng: 7h00 - 11h30
Chiều: 13h00 - 16h30
Khám bệnh tất cả các ngày trong tuần
(Cả ngày nghỉ và Lễ, Tết)
Cấp cứu 24/24: 0914.555.115
Tổng đài CSKH: 1800.8015