03/02/2023
CÁC BƯỚC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG BỎNG NHIỆT ĐÚNG CÁCH
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi tai nạn bị bỏng bởi nước sôi, dầu nóng hay bị bỏng do lửa,... Do đó khi xảy ra những trường hợp này, chúng ta cần biết cách sơ cứu đúng cách để tránh tình trạng xấu nguy hại đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra vết thương bỏng
Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt và lao động với những nguyên nhân chính sau đây:
Trong các loại bỏng trên thì bỏng nhiệt chiếm phần lớn các ca bỏng nặng tại khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai. Chính vì thế việc sơ cứu xử lý vết thương bỏng đúng cách sẽ giúp han chế những biến chứng để lại và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Các bước sơ cứu vết thương bỏng nhiệt đúng cách
Dưới đây là 5 bước sơ cứu vết thương bỏng nhiệt đúng cách do Điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh Viện Hùng Vương Gia Lai gợi ý:
Bước 1: Giúp nạn nhân tránh tiếp xúc với tác nhân gây ra vết bỏng càng sớm càng tốt. Lập tức đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường cháy nổ, dập tắt lửa trên người, cởi bỏ quẩn áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi,... Bên cạnh đó cấp cứu toàn thân cho nạn nhân trong trường hợp suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo do bỏng đường thở.
Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch, càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất để ngâm rửa trong nước sạch sau khi bị bỏng 30 phút. Sau khoảng thời gian này việc ngâm rửa sẽ ít có tác dụng hơn.
Có thể ngâm rửa vết thương trong chậu nước mát, vòi nước tại nhà. Dội rửa bằng nước sạch liên tục vào vị trí vết bỏng để loại bỏ những dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn dính trên da bệnh nhân. Đồng thời, nếu vị trí bỏng có các vật như đồng hồ, nhẫn, quần áo chật thì phải cởi bỏ giúp bệnh nhân, tránh tình trạng bị sưng nề ở vị trí vết bỏng.
Lưu ý:
- Sử dụng nước sạch nhiệt độ từ 16 đến 20 độ C, trường hợp cấp cứu nên sử dụng nguồn nước có sẵn ngay tại hiện trường bị nạn.
- Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút đến khi hết đau rát
- Không nên dùng nước ấm, nhiệt độ cao vì tính năng hạ nhiệt, giảm đau thấp và không nên sủ dụng nước đá gây nhiễm lạnh cho bệnh nhân.
- Đối với phần cơ thể không bị bỏng cần được giữ ấm. Đối với trẻ em, người già, khi thời thiết lạnh thì giảm bớt thời gian gian ngâm rửa tránh trường hợp bị nhiễm lạnh.
Bước 3: Che phủ vết thương bỏng bằng các vật liệu sạch như băng gạc y tế, vải màn, khăn mặt, khăn tay,… để quấn phủ lên vết thương, sau đó dùng băng sách băng lại nhẹ nhàng. Lưu ý không được quấn băng chặt chèn ép vùng vết thương bỏng, đối với vùng mặt và sinh dục thì chỉ cần phủ một lớp gạc.
Bước 4: Cho bệnh nhân bù nước và điện giải sau bỏng bằng cách cho bệnh nhân uống nước Oresol nếu không bị nôn, chướng bụng và vẫn tỉnh táo. Ngoài ra có thể bù nước bằng nước chè ấm, nước hoa quả, nước cháo loãng, đối với trẻ em cho bú bình thường.
Bước 5: Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị chuyên môn.
Lưu ý:
- Trường hợp bệnh nhân bị bỏng nặng thì nên vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô
- Trường hợp bệnh nhân bị bỏng kết hợp với gãy xương, chấn thương cần cố định tạm thời vùng xương gãy và chấn thương khi vận chuyển.
- Trường hợp bệnh nhân bị bỏng kèm theo chấn thương cột sống, cần vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định phần đầu.
Từ những gợi ý trên, chúng ta có thể áp dụng để kịp thời xử lý, sơ cứu đúng cách những vết thương bỏng giúp cho quá trình điều trị vết thương nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao./.
Nhân dịp Giáng sinh 2024, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến tất cả quý bệnh nhân, thân nhân, cán bộ nhân viên và đối tác của Bệnh viện!
Địa chỉ: 236A Lê Duẩn, Phường Trà Bá, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Email: info@bvhvgl.com
Số giấy phép: 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền Thông Tỉnh Gia Lai cấp ngày 29/11/2023.
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Gia Phú. Hotline: 1800 8015
Thứ 2 - Chủ nhật
Sáng: 7h00 - 11h30
Chiều: 13h00 - 16h30
Khám bệnh tất cả các ngày trong tuần
(Cả ngày nghỉ và Lễ, Tết)
Cấp cứu 24/24: 0914.555.115
Tổng đài CSKH: 1800.8015